– Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ các thiết bị sử dụng công nghệ RFID (thẻ cảm ứng) và sinh trắc học (nhân dạng vân tay, nhận dạng khuôn mặt…) giờ đây đã không còn quá xa lạ với chúng ta, những thiết bị sử dụng công nghệ này được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong công việc, những thiết bị sử dụng công nghệ này thể hiện được sự ưu việt trong thiết kế cũng như khả năng bảo mật của thiết bị.
– Thiết bị kiểm soát vào ra sử dụng công nghệ RFID và sinh trắc học giờ đây cùng đã không còn quá đắt đỏ, các nhà sản xuất cũng liên tục đưa ra những sản phẩm mới với mẫu mã đa dạng và thêm vào nhiều tính năng tiên tiến. Việc kiểm soát vào ra cũng được các nhà quản trị chú ý nhiều hơn. Với những lợi ích mà hệ thống này đem lại Fitech xin đưa ra giải pháp quản lý vào ra bằng thiết bị sử dụng công nghệ RFID và nhân dạng vân tay mà Fitech đã nghiên cứu và triển khai.
Lợi ích của việc sử dụng hệ thống kiểm soát vào ra
– Nâng cao khả năng kiểm soát anh ninh trong cho phòng làm việc hoặc nơi muốn kiểm soát an ninh.
– Quản lý được thời gian ra vào của từng thành viên được phép ra vào khu vực kiểm soát.
– Sử dụng các thiết bị kiểm soát vào ra để chấm công cho từng nhân viên.
– Khả năng phân quyền vào ra cho từng khu vực kiểm soát giúp việc kiểm soát an ninh tốt hơn.
– Tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, từ đó nâng cao ý thực làm việc của cán bộ trong công ty.
Phương thức hoạt động.
– Hệ thống kiểm soát vào ra hoạt động dựa trên nguyên tắc phân quyền vào ra của từng nhân viên lên hệ thống kiểm soát, các cửa hoặc lối ra vào sẽ sử dụng các thiết bị để ngăn chặn việc ra vào bất hợp pháp trong vùng kiểm soát, các thành viên muốn vào ra trong vùng kiểm soát phải được nhân viên quản lý hệ thống khai báo và phân quyền lên hệ thống, tùy vào thiết bị bạn sử dụng mà có các phương thức xác minh thành viên khác nhau, phổ biến nhất hiện nay là việc sử dụng thẻ cảm ứng hoặc vân tay. Các đầu đọc gắn ở mỗi điểm kiểm soát sẽ có nhiệm vụ đọc thông tin thành viên (có thể là vân tay hoặc mà số thẻ) sau đó so sánh các dữ liệu đọc được với dữ liệu lưu trên máy, nếu thành viên đó được phép ra vào khu vực này thì đầu đọc sẽ phát tín hiệu cho khóa để mở cửa cho thành viên đó vào/ra, các trường hợp khác cửa sẽ vẫn khóa ngăn không cho thành viên đó vào/ra, nếu thành viên đó vẫn cố tình vượt qua (phá cưa) thì hệ thống sẽ phát tín hiệu cảnh báo (bằng còi hoặc đèn tín hiệu) cho nhân viên an ninh hoặc nhân viên quản lý biết để xử lý.
Mô hình kiểm soát ra vào không kết nối máy tính.
– Mô hình kiểm soát ra vào không kết nối máy tính phù hợp với yêu cầu quản lý đơn giản, không cần quản lý thời gian vào ra cũng như phân quyền vào ra cho từng nhân viên, các thông tin về thẻ hoặc vân tay của tưng thành viên sẽ được nhân viên quản lý hệ thống xuống trực tiếp thiết bị khai báo. Mô hình này có ưu điểm là chi phí đầu tư thấp hệ thống sử dụng đơn giản nhưng nhược điểm của nó là việc không thể xem được chi tiết thời gian vào ra của từng thành viên cũng như các thành viên được phép ra vào tại khu vực mà đầu đọc kiểm soát.
– Các thiết bị cơ bản:
Đầu đọc thẻ cảm ứng hoặc vân tay: thiết bị có nhiệm vụ đọc thông tin thẻ cảm ứng hoặc vân tay, sau đó so sánh với dữ liệu hiện có trên thiết bị và phát tín hiệu mở khóa khi thông tin về thẻ hoặc vân tay đã được đăng ký từ trược.
Thẻ cảm ứng (RFID Card): mỗi thẻ sẽ có một mã số riêng biệt, người quản lý hệ thống sẽ có nhiệm vụ khai báo các mã số này cho từng thành viên trên từng đầu đọc.
Nút exit hoặc đầu đọc phụ: nút exit hoặc đầu đọc phụ sẽ được lắp ở bên trong và có nhiệm vụ gửi tín hiệu đến đầu đọc chính phát tín hiệu mở khóa.
Khóa điện tử (khóa chốt hoặc khóa hút): có nhiệm vụ cố định không cho phép cửa mở ra khi chưa có tín hiệu mở cửa của đầu đọc.
Phụ kiện lắp khóa: tùy theo địa hình lắp khóa sẽ có những phụ kiện đi kèm để lắp sao cho cố định và thẩm mỹ.
Nguồn điện hoặc bộ lưu điện: cung cấp nguồn điện 12VDc cho hệ thống.
Còi báo động hoặc đèn tín hiệu: phục vụ để phát tín hiệu báo động khi đầu đọc phát tín hiệu báo đông (tùy theo từng thiết bị mà có các báo động khác nhau như báo động cửa mở quá lâu, báo động cạy nắp thiết bị…)
Mô hình kiểm soát ra vào kết nối với máy tính.
– Mô hình kiểm soát vào ra này phù hợp với những yêu cầu cao hơn cho một hệ thống kiểm soát vào ra, việc kết nối hệ thống kiểm soát vào ra với máy tính sẽ giúp bạn kiểm soát được mọi thông tin về thiết bị như các thành viên đang có trên đầu đọc, trạng thái của cửa, thời gian hiện hành trên đầu đọc, các lịch trình truy cập (time zone)… ngoài ra việc kết nối với máy tính cũng giúp bạn kiểm soát được thời gian vào ra của từng thành viên, các lần truy cập của từng thành viên sẽ được đầu đọc lưu lại và chuyển về máy tính, các dữ liệu này sẽ được phần mềm tổng hợp và xuất ra các báo cáo bạn cần.
– Các thiết bị cơ bản:
Đầu đọc thẻ cảm ứng hoặc vân tay: thiết bị có nhiệm vụ đọc thông tin thẻ cảm ứng hoặc vân tay, sau đó so sánh với dữ liệu hiện có trên thiết bị và phát tín hiệu mở khóa khi thông tin về thẻ hoặc vân tay đã được đăng ký từ trược.
Thẻ cảm ứng (RFID Card): mỗi thẻ sẽ có một mã số riêng biệt, người quản lý hệ thống sẽ có nhiệm vụ khai báo các mã số này cho từng thành viên trên từng đầu đọc.
Nút exit hoặc đầu đọc phụ: nút exit hoặc đầu đọc phụ sẽ được lắp ở bên trong và có nhiệm vụ gửi tín hiệu đến đầu đọc chính phát tín hiệu mở khóa.
Khóa điện tử (khóa chốt hoặc khóa hút): có nhiệm vụ cố định không cho phép cửa mở ra khi chưa có tín hiệu mở cửa của đầu đọc.
Phụ kiện lắp khóa: tùy theo địa hình lắp khóa sẽ có những phụ kiện đi kèm để lắp sao cho cố định và thẩm mỹ.
Nguồn điện hoặc bộ lưu điện: cung cấp nguồn điện 12VDc cho hệ thống.
Còi báo động hoặc đèn tín hiệu: phục vụ để phát tín hiệu báo động khi đầu đọc phát tín hiệu báo đông (tùy theo từng thiết bị mà có các báo động khác nhau như báo động cửa mở quá lâu, báo động cạy nắp thiết bị…)
Bộ chuyển đổi tín hiêu (đối với máy không hỗ trợ TCP/IP): có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu (RS232, RS485, RS224…) sang USB hoặc TCP/IP để truyền tín hiệu đến thiết bị.