Trong quá trình quản lý hàng hóa cũng như trong các ngành bán lẻ hiện nay thì công nghệ mã số mã vạch là một công cụ khá hữu ích. Về phương thức sử dụng của nó không quá khó tuy nhiên trong quá trình sử dụng và đăng ký nhiều doanh nghiệp và tổ chức thường thắc mắc một vài câu hỏi cụ thể như:
1. Công nghệ mã số mã vạch là gì?
Đây là một trong những công nghệ giúp nhận dạng và thu thập dữ liệu một cách tư động các đối tượng như sản phẩm hàng hóa,…dựa trên những mã số đã được ấn định trên các sản phẩm đó và các mã đó được thể hiện dưới dạng vạch để các thiết bị như máy đọc mã vạch có thể đọc và hiểu được.
2. Mã số mã vạch của vật phẩm
Là một dãy các con số dùng để phân định các sản phẩm hàng hóa giữa các bên hay địa điểm, quốc gia,… Một khâu trong chuỗi cung ứng sẽ bao gồm các bước: sản xuất -> phân phối -> vận chuyển -> bán buôn và bán lẻ và cuối cùng là đến tay người dùng.
Các mã vạch bao gồm các vạch song song với các khoảng trống được dùng thể hiện sao cho có thể đọc được bằng các máy đọc
3. Các loại mã số mã vạch hiện nay
– Mã DUN-14: mã này bao gồm 14 chữ số và được ứng dụng trong quá trình vận chuyển, phân phối và lưu kho
– Mã EAN-13 (gồm 13 chữ số) và mã EAN-8 (gồm 8 chữ số đã được rút gọn): được ứng dụng dành cho các sản phẩm bán lẻ
– Ngoài ra còn có các mã như mã số container vận chuyển (SSCC), mã địa điểm (GLN): được ứng dụng trong nghiệp vụ giao vận
4. Lợi ích khi sử dụng công nghệ mã số mã vạch đem lại
– Giúp cho mọi quá trình quản lý hàng hóa và hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi hơn
– Phục vị cho việc xuất nhập hàng hóa
– Quá trình trao đổi hàng hóa đươc diễn ra nhanh hơn
– Tiết kiệm được thời gian và chi phí
– Nâng cao hiệu quả và năng xuất kinh doanh
Hiện nay mã số quốc gia của Việt nam được tổ chức mã vạch quốc tế cấp là 893
5. Làm sao để có được mã vạch trên các sản phẩm
Muốn làm được điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải đăng ký với tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Sau khi đã đăng ký các đơn vị này sẽ được cấp một mã số doanh nghiệp và sau đó sẽ được hướng dẫn lập mã số của vật phẩm và tiến hành in các mã vạch lên hàng hóa theo quy tắc đã được đặt ra. Và hàng năm các doanh nghiệp này phải nộp phí duy trì theo thông tư đã ra của bộ tài chính.
6. Các công cụ phục vụ cho công nghệ mã vạch hiện nay
Hai công cụ chính đó là
– Máy in mã vạch là thiết bị chuyên dụng cho việc in tem mã vạch và được dùng phổ biến trong các lĩnh vực có áp dụng công nghệ mã số mã vạch
– Đầu đọc mã vạch hay còn được nhiều người dùng gọi là máy đọc hay máy quét mã vạch có tác dụng đọc những mã vạch in trên bề mặt của mỗi sản phẩm hàng hóa.
Trên đây là một số câu hỏi mà những doanh nghiệp hiện nay thường đặt ra. Vậy để giúp cho việc sản xuất hàng hóa cũng như nhằm đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc thế thì việc đăng ký những mã vạch là điều cực kỳ cần thiết.