Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, những thiết bị công nghệ được ứng dụng vào cuộc sống giúp cho người dùng giảm bớt được khối lượng công việc cũng như kiểm soát được hàng hóa chỉ bằng mã vạch. Vậy cách tạo ra mã vạch và đọc được mã vạch như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mã vạch được tạo ra như thế nào?
Chắc hẳn đã không ít lần bạn nhìn thấy mã vạch trên các sản phẩm mà bạn từng mua hay ở đâu đó trong cửa hàng nào đó, bạn đang thắc mắc không biết tại sao nó lại được tạo ra và mục đích sử dụng như thế nào? Thường thì mã vạch sẽ được in không cố định tùy từng trường hợp cụ thể như sau:
– Nếu như bạn muốn in mã vạch trên giấy tờ, văn bản hay tài liệu thì bạn có thể sử dụng các phần mềm thông dụng như là Word, Excel… hoặc phần mềm hỗ trợ Barcode.
– Trường hợp bạn là nhà sản xuất hàng hóa và muốn sử dụng máy in mã vạch để in trực tiếp lên bao bì của sản phẩm thì nó sẽ được in bằng công nghệ in bao bì thường là Offset.
– Nếu như bạn muốn in mã vạch lên nhãn và dán lên các sản phẩm để lưu hành trên thị trường với số lượng lớn giống như trong các khu công nghiệp hoặc quy mô của hàng thì cần phải sử dụng công nghệ in nhãn chuyên nghiệp. Với công nghệ này sẽ cần máy in nhãn chuyên nghiệp và phần mềm in nhãn chuyên nghiệp như Label Printer hay barcode printer
– Bạn muốn in barcode lên thẻ nhựa như là thẻ nhân viên hoặc thẻ hội viên thì cần phải sử dụng công nghệ in thẻ bao gồm máy in thẻ và 1 phần mềm in thẻ có hỗ trợ barcode.
Tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng mà cách in mã vạch cũng khác nhau, tuy nhiên vẫn có một điểm chung là nó sẽ thể hiện mọi thông tin trong các dạng nhìn thấy ở sản phầm mà máy đọc mã vạch đọc được.
Làm thế nào để đọc được mã vạch?
Để đọc được các ký hiệu mã vạch trên các sản phẩm, bao bì… người ta dùng một loại thiết bị là máy quét mã vạch, đây chính là một loại đầu đọc quang học dùng chum tia sáng hoặc là tia laser. Nhìn vào một ký hiệu mã vạch ở trên 1 món hàng nào đó, ta sẽ thấy 1 dãy số nằm ngay ở bên dưới ký hiệu mã vạch đó nhưng cũng có khi không có gì cả và dãy số này chính là mã số ký hiệu mà mã vạch đã mã hóa.
Có mã số hay không có mã số là do phần mềm in mã vạch tạo ra giúp cho chúng ta có thể nhận dạng được bằng mắt thường và nó chỉ quan trọng đối với người chứ không quan trọng đối với máy bởi vì máy không hiểu được các con số này mà chỉ có thể đọc được các ký hiệu mã vạch mà thôi. Chính vì thế mà để máy quét mã vạch có thể đọc được mã vạch tốt khi in ra thì ký hiệu mã vạch cần phải rõ ràng và không mất nét, các vạch cần phải thẳng đứng và không được biến dạng.
Sau khi mã vạch được quét sẽ được giải mã bằng 1 phần mềm để cho ra mã số ban đầu, còn tùy theo từng công nghệ và loại máy quét, máy đọc mà phần mềm giải mã có thể là phần mềm dưới dạng Firmware nằm ngay trong máy quét và có thể được hiển thị bằng các file văn bản thông thường như Wordpad, Notepad hay là 1 phần mềm chuyên dụng kèm theo thiết bị cũng có thể là do người sử dụng viết chương trình ứng dụng đó.