Ngày nay, việc ứng dụng mã vạch trong quản lý sản phẩm, dịch vụ đã trở nên rất phổ biến bởi sự tiện ích và thông minh mà nó mang lại. Chỉ bằng những dãy ẩn số được quy định sẵn trước đó trong mã vạch, khi tích hợp vào hàng hóa, sẽ mang đến khả năng kiểm soát và quản lý dễ dàng, giúp người bán hàng nắm rõ hàng hóa xuất, nhập, hàng tồn kho, tuổi thọ hàng để đưa ra các chiến lược buôn bán sao cho phù hợp. Do đó, không ai có thể phủ nhận ưu điểm trên cả tuyệt vời của mã vạch trong kinh doanh, sản xuất.
Để chế tạo mã vạch, bạn cần đầu tư trước hết là một chiếc máy in mã vạch. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy in với những chủng loại, giá thành và thương hiệu khác nhau với cấu tạo và tính năng khác nhau. Điều này dễ làm người dùng lầm tưởng rằng loại nào cũng như loại nào. Về cơ bản, sự lầm tưởng ấy không sai bởi chức năng và nhiệm vụ chính của máy in là dùng để in ấn. Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí, nhiều doanh nghiệp đã chọn cách dùng máy in giấy thông thường để in mã vạch.
Làm sao để chọn được máy in mã vạch tốt nhất
-Tốc độ in: thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây (ips). Một máy in mã vạch có tốc độ cao sẽ in được số lượng lớn trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tốc độ tối thiểu của một máy in mã vạch từ 2-8 ips.
-Độ phân giải (resolution): là số điểm đốt nóng trên một inch (dpi). Các máy hiện nay thường có độ phân giải là 203, 300, 600 dpi. Chỉ số dpi càng cao, mật độ điểm trên đơn vị càng dày thì tem in càng sắc nét, tuy nhiên giá sẽ đắt hơn.
-Bộ nhớ máy: gồm 2 phần là bộ nhớ RAM (nhận lệnh in từ máy tính) và bộ nhớ FLASH (lưu các thông tin như quy cách con tem, font chữ sử dụng và hình ảnh dạng số). Một máy in mã vạch có tối thiểu từ 2- 4MB SDRAM là có thể đáp ứng tốt nhu cầu in ấn đạt mức trung bình.
– Chiều rộng tối đa (MPW): các máy in trung bình thường có MPW là 104mm đi với khổ giấy 110mm, một số công ty trong khu công nghiệp cần in với khổ giấy 140mm.
-Vật liệu in: ngoài giấy là vật liệu chính, các máy in mã vạch còn in được lên 1 số vật liệu khác như giấy nhựa tổng hợp (loại giấy dai), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng…bạn cần hỏi ý kiến chuyên gia trước để có lựa chọn thích hợp.
Ngoài ra, bạn có thể chọn những máy in mã vạch được tích hợp Parallel (LPT), RS232 (COM), USB, mạng LAN… để có thể hoạt động trên mọi loại cơ sở hạ tầng thông tin.
Lựa chọn theo nhà sản xuất của sản phẩm bạn nên tìm đến những thương hiệu uy tín đã được thế giới công nhận về chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm .
Lựa chọn theo nhà phân phối sản phẩm : đây cũng là một việc cực kỳ quan trọng ngoài việc sản phẩm tốt thì bạn cần có 1 nhà phân phối uy tín để tránh trường hợp máy móc bị hỏng hóc bạn không biết tìm chỗ nào để bảo hành sửa chữa.
Việc chọn máy in mã vạch tốt nhất sẽ hỗ trợ, phục vụ rất nhiều cho công việc in tem nhãn