Tổng hợp 5 nguyên nhân khiến cho đầu in bị hư hỏng

Đầu in mã vạch là một trong những bộ phận quan trọng giúp in ấn mã vạch. Mặc dù được cấu tạo từ các hợp kim nhôm siêu nhẹ và chắc nhưng ngược lại nó rất nhạy cảm, chỉ cần một hạt cát siêu nhỏ cũng có thể làm xước bộ phận truyền nhiệt. Dưới đây Fitech đã tổng hợp 5 nguyên nhân khiến cho đầu in bị hư hỏng, từ đó sẽ có biện pháp phòng tránh những nguyên nhân đó.

Nguyên nhân khiến đầu in bị hư hỏng

Sử dụng giấy và mực kém chất lượng

Đây được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho đầu in của máy in mã vạch không hoạt động, thường thì người dùng chỉ quan tâm tới giá cả của giấy in mà không để ý mực in. Giấy in quá dầy hoặc quá mỏng, mực không rõ nguồn gốc chứa nhiều tạp chất lần bên trong. Do đó người sử dụng cần phải lựa chọn những nhà cung cấp uy tin có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng. Đừng vì tham hàng rẻ mà bỏ qua chất lượng.

Không vệ sinh đầu in và máy in

Những nhà sản xuất máy in lớn như Zebra, Avery, Sato, Espon khuyên người sử dụng nên vệ sinh máy in sau khoảng 3 lần thay giấy. Và đầu in thì cần được vệ sinh thường xuyên hơn. Vì trong quá trình sử dụng những bụi bẩn, vệt mực có thể gây bẩn máy. Bụi bẩn và cặn có thể dính lên đầu in và điều này về lâu dài sẽ gây ra xước đầu in. Hãy luôn nhớ rằng đầu in cũng giống như gương mặt của ta, lúc nào cũng cần được sạch sẽ

Không vệ sinh máy in và đầu in đúng cách

Đầu in và máy in phải luôn được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Không nên sử dụng bất kỳ vật nhọn nào để cạy giấy hay cặn bụi bẩn vướng vào đầu in. Phải sử dụng khăn vải mềm để làm sạch đầu in. Không vệ sinh máy hay vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân gây hỏng đầu in

Tem nhãn sử dụng có quá nhiều bụi bẩn

Tem nhãn in mã vạch cũng vậy, bạn nên bảo quản tem nhãn trong môi trường sạch sẽ, nhiệt độ ổn định sẽ không làm cho bề mặt tem nhãn bị cứng, chai sạn và luôn giữ được sự mềm mại. Chúng tôi khuyên bạn nên chọn những loại tem nhãn tốt như giấy Fasson, giấy UPM…

Khi bạn mua tem nhãn và mực về thì nên bảo quản trong thùng giấy, tránh những nơi ấm thấp hoặc ánh sáng mặt trời. Bạn nên yêu cầu nhà cung cấp bọc một lớp nilon bên ngoài tem giây cho bạn, để bảo quản giấy được tốt hơn.

Do môi trường làm việc và yếu tố con người

Môi trường làm việc có nhiều bụi bẩn, bàn đặt máy in mã vạch thì tạm bợ không chắc chắn. Khiến cho máy in mã vạch trong khi sử dụng bị rung lắc, điều này. Nếu điều này kéo dài thì có thể khiến cho đầu in không còn chắc chắn, rất nhanh phải thay thế đầu in.

Con người cũng là một nhân tố tác động đến tuổi thọ của đầu in mã vach. Bạn sử dụng cần thận, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng. Ngoài ra không nên tự ý thay đổi cài đặt máy nếu không có sự tư vấn của nhà cung cấp. Dù vô tình hay cố ý có thể những thay đổi này dẫn đến hỏng hóc cho máy in mã vạch.

Trên đây là 5 nguyên nhân chính làm cho đầu in bị hư hỏng mà Fitech chia sẻ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hãy liên hệ theo số hotline: 0908.582.968

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *