10 cách khắc phục khi máy chấm công bị lỗi hỏng hóc

Máy chấm công là thiết bị thông minh giúp các nhà quản lý kiểm soát thời gian làm việc và chấm công của nhân viên bằng cách khoa học nhất, chi phí thấp nhất. Vì lợi ích to lớn đó mà máy chấm công được sử dụng rất nhiều trong nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Ngoài ra máy chấm công còn là thiết bị kiểm soát ra vào giúp kiểm soát người và thời gian ra vào chỉ bằng vân tay, thẻ cảm ứng, khuôn mặt,…

Tuy nhiên sẽ không có gì bất ngờ nếu đột nhiên chiếc máy chấm công của bạn không nhận vân tay hoặc không nhận thẻ…lúc này bạn sẽ làm gì? Fitech Viet Nam chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết những hỏng hóc của máy như sau.

Một số hỏng hóc thường gặp khi sử dụng máy chấm công

1. Lỗi cáp mắt đọc

– Nguyên nhân: nhiều công nhân vân tay bị mờ do họ phải tiếp xúc với dầu, hóa chất, dung môi làm cho mắt đọc của máy chấm công khó xác định hoặc không thể xác định được, vì vậy họ thường ấn mạnh lên mắt đọc vân tay lâu ngày khiến cáp kết nối giữa mắt đọc và bo mạch của máy bị mòn và một thời gian sau một vài sợi cáp nhỏ sẽ đứt hoặc đứt cả cụm mạch điện khiến mắt đọc bị hỏng làm cản trở việc chấm công. Biểu hiện của lỗi cáp mắt đọc là đèn ở mắt đọc chớp sáng liên tục.

– Cách khắc phục: vệ sinh máy chấm công, thay mắt đọc cho máy, nếu đứt cáp thì thay cáp.

2. Máy chấm công không nhận vân tay

– Nguyên nhân: Sau khi đã đăng ký vân tay nhưng lúc chấm công máy không nhận vân tay do bạn đặt dấu vân tay sai vị trí vân tay lúc bạn đăng ký.

– Cách khắc phục: bạn chỉ cần đặt lại dấu vân tay cho thẳng, để vân tay tiếp xúc đều với mắt đọc, nếu vẫn không được bạn hãy đăng ký lại dấu vân tay.

3. Máy chấm công nhận dạng chậm và cho kết quả không rõ

– Nguyên nhân: sau một thời gian hoạt động mắt đọc quang học của máy bị mòn và xước.

– Cách khắc phục: bạn hãy reset lại máy và nhớ lưu tất cả dữ liệu trước khi reset để tránh mất dữ liệu.

4. Màn hình máy trắng sáng hoặc không lên màn hình

– Nguyên nhân: do cáp màn hình bị lỗi hoặc bị gãy, hoặc màn hình bị lỗi mainboard.

– Cách khắc phục: bạn hãy mang tới trung tâm dịch vụ hoặc tự sửa nhưng phải là người có chuyên môn.

5. Không kết nối được với máy tính

– Nguyên nhân: khi máy chấm công không hiện dữ liệu chấm công lên máy tính thì có thể do đường truyền từ máy tới switch mạng bị hỏng hoặc đứt.

– Cách khắc phục: kiểm tra lại địa chỉ IP của máy tính và máy chấm công, nếu khác nhau thì đổi lại địa chỉ.

6. Sai giờ, không hiện giờ

– Nguyên nhân: khi máy chấm công bị sai giờ so với giờ thực hoặc không hiển thị giờ ra vào có thể do thiết bị điện tử trong máy bị lỗi, hoặc do bạn cài nhầm ngày giờ hoặc do lỗi phần mềm.

– Cách khắc phục: cài lại ngày giờ cho máy, nếu lỗi phần mềm bạn hãy vào phần mềm- kết nối máy chấm công- tải dữ liệu chấm công- nhập ngày cần tải dữ liệu về máy tính, sau đó vào phần báo biểu và in bảng chấm công.

7. Không tải được dữ liệu chấm công

– Nguyên nhân: do phần mềm chấm công bị lỗi.

– Cách khắc phục: gỡ phần mềm chấm công rồi cài lại, sau đó tải lại dữ liệu máy chấm công.

8. Dữ liệu hiển thị số ” 0″ khi chấm công

– Nguyên nhân: lỗi phần mềm.

– Cách khắc phục: vào menu của máy chấm công- kết nối máy chấm công -tải dữ liệu chấm công- nhập ngày cần chấm công về xem- tải về máy tính.

9. Không chấm công nhưng máy vẫn kêu ” vui lòng thử lại”

– Nguyên nhân: có thể máy bị lỗi thiết bị hoặc mạch bị chập.

– Cách khắc phục: bạn hãy vệ sinh sạch sẽ, để máy nơi thoáng mát, nơi không có nhiệt độ cao, không có bụi bặm.

10. Máy không chấm công cho nhân viên hoặc nhân viên đó vi phạm quy định bị coi là vắng mặt.

– Nguyên nhân: do nhân viên chưa chấm công

– Cách khắc phục: kiểm tra dữ liệu thô, nếu không có dự liệu chấm công tức là nhân viên đó không chấm công. Nếu dữ liệu thô có ghi nhận dữ liệu chấm công thì kiểm tra lại quy định chấm công xem nhân viên có có đủ điều kiện chấm công hay không.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để tự giải quyết khi máy chấm công bị hỏng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *