Khi mà mọi sản phẩm hàng hóa hiện nay đều sử dụng mã số mã vạch nhằm vào mục đích phân định hàng hóa thì đây được coi là một giải pháp tuyệt vời nhằm đem sản phẩm của các doanh nghiệp có thể hội nhập cùng thị trường quốc tế.
Hệ thống mã số mã vạch là sử dụng công nghệ thu thập và nhận dạng các dữ liệu một cách tự động trên nguyên tắc sẽ đặt cho những đối tượng cần quản lý một dãy chữ số và thể hiện chúng dưới dạng mã vạch sao cho đầu đọc mã vạch có thể nhận dạng và đọc được. Và dãy mã vạch đó trong quá trình quản lý hàng hóa được gọi là mã số mã vạch hàng hóa (MSMV).
Khái niệm của mã số mã vạch
Đây là một công nghệ nhận dạng các đối tượng là những sản phẩm, tổ chức, dịch vụ hay các địa điểm đã được ấn định và thể hiện dưới dạng các mã vạch.
Mã vạch của hàng hóa sẽ được in trực tiếp lên những đối tượng quản lý nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau
Hệ thống mã số mã vạch đầu tiên được đưa vào và sử dụng vào những năm 70 của thế kỷ XX. Và do nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật thì hệ thống mã vạch ngày nay ngày càng phát triển mạnh mẽ và được hoàn thiện dần dần và ứng dụng tại hầu hết các ngành nghề kinh tế hiện nay.
– Mã số GS1: đây bao gồm một dãy số nguyên sẽ gồm một nhóm số nhằm chứng minh xuất xứ của các loại mặt hàng như tên sản phẩm, công ty sản xuất và quốc gia. Chính vì cách phân biệt như vậy mà mỗi loại hàng hóa sẽ chỉ có một dãy số duy nhất đó để nhận dạng. Nó là một cấu trúc tiêu chuẩn giúp nhận dạng các sản phẩm thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
– Mã vạch GS1: đây sẽ bao gồm một dãy các vạch được thiết kế song song nhau theo một quy tắc nhất định nào đó để thể hiện các mã số sao cho các thiết bị đọc có thể nhận dạng ra được. Và khi các thiết bị như đầu đọc mã vạch được kết nối với máy tính sẽ giúp ta biết được tất cả mọi thông tin về sản phẩm hàng hóa đó từ đây giúp phục vụ vào nhiều yêu cầu và mục đích khác nhau tùy thuộc vào từng đơn vị và loại hình kinh doanh của họ.
Từ đây có thể thấy hệ thống này đóng vai trò là chìa khóa trung gian trong việc trao đổi, buôn bán và sản xuất hàng hóa một cách tự động và chính xác.
– Đầu đọc: đây là một thiết bị hỗ trợ cho việc nhận dạng các mã vạch đã được in trên bao bì của các sản phẩm. Nó còn được người dùng gọi với nhiều tên khác nhau như máy đọc hay máy quét mã vạch
– Máy in mã vạch: dòng máy này là thiết bị giúp in ra tem nhãn, mã vạch phổ trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa
Những đặc tính ưu Việt của công nghệ mã số mã vạch hàng hóa:
– Cung cấp thông tin một cách nhanh chóng giúp cho nhà quản lý, chủ cơ sở sẽ đưa ra những biện pháp và ra quyết định kịp thời và đúng đắn.
– Với hiệu suất tuyệt vời giúp nhận dạng một cách tự động vậy nên bạn không phải kiểm tra và ghi chép từ đó giúp giảm được chi phí, thời gian đồng thời cũng từ đó nâng cao hiệu quả và năng suất lao động
– Dữ liệu luôn chính xác tuyệt đối vì mọi thao tác đều hoàn toàn tự động và bằng máy
– Do mọi quá trình đều chính xác và nhanh chóng từ đó đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của người dùng nên đem đến sự hài lòng và thỏa mãn cho khách hàng.
Vậy để có được các mã vạch trên sản phẩm nhằm đưa các sản phẩm của doanh nghiệp mình vươn xa ra thị trường quốc tế thì bạn cần phải đăng ký với GS1 của Việt Nam để được cấp mã cho doanh nghiệp của mình.