Những kiến thức cơ bản khi chọn mua máy chấm công

Khi mua máy chấm công cần quan tâm đến những gì?

Hiện nay trên thị trường nước ta có rất nhiều loại máy chấm công cả về hình thức, chức năng, thương hiệu lẫn giá cả. Mọi người thường bối rối khi lựa chọn cho văn phòng, doanh nghiệp của mình loại máy chấm công nào cho phù hợp. Chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm triển khai lắp đặt hệ thống chấm công xin tư vấn đến khách hàng một số lưu ý trước khi mua máy chấm công

 

1/ Kiểu chấm công:

+ chấm công vân tay:sử dụng dấu vân tay của mỗi người để chấm công. Mỗi người có thể sử dụng từ 1 đến 10 ngón tay để lấy dấu vân tay.

Ưu điểm: Không chấm công hộ được, chấm công ổn định

Hạn chế: nhân viên tiếp xúc hóa chất, làm cưa bào, nhà máy sản xuất… dễ mất dấu vân tay -> khó chấm công.

+ chấm công thẻ từ (thẻ cảm ứng/thẻ không tiếp xúc/thẻ RFID):dùng để quẹt thẻ khi chấm công, thẻ không tiếp xúc, khoảng cách quẹt thẻ thường từ 2 – 20cm. Có 2 loại thẻ phổ biến là thẻ Promixity (không có bộ nhớ, sử dụng cố định theo số ID thẻ) và thẻ Mifare (đắt hơn – lưu được thông tin, có thể thay đổi thông tin lưu trên thẻ). Có thể in ảnh, thông tin nhân viên lên thẻ để kết hợp thẻ nhân viên làm thẻ chấm công.

Ưu điểm: chấm công nhanh, ổn định, có thể dùng thành thẻ nhân viên

Hạn chế: có thể chấm công hộ nhau, quên thẻ, mất thẻ

+ chấm công khuôn mặt: sử dụng các đặc điểm trên khuôn mặt mỗi người để chấm công.

Ưu điểm: loại bỏ hoàn toàn việc gian lận khi chấm công, hoạt động ổn định

Hạn chế: chấm công chậm hơn so với chấm công thẻ. Không phù hợp với những doanh nghiệp có số lượng nhân sự đông 500-1000 người.

2/ Dung lượng lưu trữ

Đối với mỗi quy mô doanh nghiệp khác nhau mà các bạn lựa chọn bộ nhớ lưu trữ phù hợp.

+ Lưu trữ vân tay/thẻ/khuôn mặt: cũng chính là số lượng người

dùng có thể quản lý được, tùy từng máy chấm công có bộ nhớ lưu trữ lớn nhỏ khác nhau. Số lượng vân tay thường đạt 3000 vân tay, số lượng thẻ lớn hơn rất nhiều, khuôn mặt thường ít hơn từ 200 – 1000 khuôn mặt.

+ Lượt chấm công: lưu trữ số lần vào/ra của nhân viên. Các máy chấm công phổ biến thường lưu được 100,000 lượt chấm công.

3/ Cách thức hoạt động

+ Chỉ hoạt động độc lập: không kết nối với máy tính, loại này thường ít phổ biến

+ Network: kết nối với phần mềm trên máy tính để chấm công thông qua phần mềm, rất tiện dụng và chuyên nghiệp.

Thường các máy chấm công hiện nay đều có thể vừa hoạt động độc lập vừa có thể hoạt động trên mạng.

4/ Tích hợp với các cổng giao tiếp:

+ giao tiếp USB: sử dụng USB cắm trực tiếp vào máy chấm công để lấy dữ liệu thủ công trên máy đưa vào USB. Rất phù hợp trong những trường hợp máy chấm công liên tục di chuyển vị trí VD: chấm công ở các xưởng xí nghiệp…

+ giao tiếp TCP/IP: được dùng rất nhiều, kết nối máy chấm công với hệ thống mạng Lan/Internet thông qua modem mạng. Tiện lợi khi có thể cài phần mềm chấm công trên bất kỳ một máy tính nào có thể kết nối mạng Lan/Internet. Tiết kiệm chi phí kéo dây, lắp đặt dễ dàng đơn giản.

+ giao tiếp Serial (COM/RS232): đặc biệt ít dùng, kết nối trực tiếp máy chấm công với máy tính thông qua cổng Serial, cấu hình phức tạp, lắp đặt khó khăn khi khoảng cách cable nối ngắn.

5/ Máy chấm công kết hợp kiểm soát cửa ra vào.

Các bạn có nhu cầu vừa chấm công vừa kiểm soát việc ra vào cửa phòng ban, công ty có thể sử dụng phương án này. Nhiều dòng máy chấm công hỗ trợ kết nối đến các hệ thống khóa điện tử để tiện cho việc nhân viên chấm công thành công sẽ kết hợp mở khóa cửa để vào công ty, phòng ban. Thường loại máy này đắt tiền hơn máy chỉ có chức năng chấm công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *