Sự phát triển của công nghệ mã số mã vạch hiện nay

Để giúp nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc áp dụng công nghệ mã vạch là điều mà nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang lựa chọn.

Mã vạch của hàng hóa được phân làm hai phần đó là: mã vạch (là phần thể hiện các mã số bằng vạch) và mã số của các hàng hóa.

Tìm hiểu về hệ thống mã số mã vạch in trên mỗi hàng hóa

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kinh doanh và sản xuất hàng hóa thì trên bao vì của mỗi sản phẩm đều được in một dãy mã số mã vạch và từ dãy mã số này khi kiểm tra bằng các thiết bị như máy quét mã vạch chúng ta sẽ biết được mọi thông tin về sản phẩm.

Mỗi một mã vạch đó là một dãy số duy nhất và được cấu tạo như sau:

– Hai hoặc ba chữ số đầu sẽ là mã quốc gia của hàng hóa

– Bốn hoặc năm chữ số tiếp theo là mã của doanh nghiệp

– Tiếp theo là mã của mặt hàng bao gồm ba hoặc bốn con số tiếp theo

– Và số cuối cùng là số kiểm tra

Chính vì phân định như vậy từ đó có thể chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của các loại mặt hàng và bản thân của mỗi dãy số này chỉ là đại diện cho mỗi mặt hàng chứ không mang tính chất về đặc điểm của chúng.

Hiện trong quá trình thương mại hóa trên toàn thế giới thì chủ yếu áp dụng 2 hệ thống sau:

– Hệ thống EAN: đây là một hệ thống được sáng lập ra bởi thành viên của 12 nước châu Âu và hiện đang được áp dụng và phát triển nhanh chóng tại hầu khắc các nước trên toàn thế giới

+ Mã số của EAN được cấu tạo gồm 13 chữ số

– Hệ thống UPC: hệ thống này thuộc quyền quản lý của một hội đồng mã thống nhất Mỹ và hiện vẫn đang được sử dụng tại Úc và Mỹ

Và để đảm bảo được tính đơn nhất trong các mã số thì các tổ chức này sẽ cấp cho các quốc gia thuộc thành viên một mã số (mã của Việt Nam là 893)

Còn đối với mã doanh nghiệp cũng do các tổ chức mã số quốc gia cấp cho các thành viên của mình. Với mã mặt hàng sẽ do các nhà sản xuất hàng hóa quy định và phải đảm bảo các loại mã số này là duy nhất không bị trùng lặp.

Vậy làm thế nào để có mã số mã vạch trên các sản phẩm?

– Để nhằm đưa các mặt hàng ra ngoài thị trường cũng như xuất khẩu sang các quốc gia khác thì bắt buộc các loại mặt hàng phải có các mã vạch. Và muốn làm được điều đó thì các doanh nghiệp cần phải tham gia EAN Việt Nam để được cấp mã cho doanh nghiệp và được hướng dẫn để các doanh nghiệp tiến hành lập mã hàng cho từng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Và họ phải đóng phí gia nhập hàng năm.

Trên đây là quá trình hình thành phát triển và những đặc điểm của hệ thống mã số mã vạch. Từ đó có thể thấy được muốn quá trình kinh doanh được phát triển và các loại mặt hàng sản xuất ra có được chỗ đứng trên thị trường thì việc đăng ký mã số, mã vạch là một điều thực sự quan trọng và cần thiết.

Tham khảo các dòng máy đọc mã vạch tại link: https://fitech.vn/may-quet-ma-vach/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *