Truy tìm lịch sử ra đời của mã vạch

Mã vạch chắc khá quen thuộc với thời đại công nghệ như hiện nay, bạn thường thấy mã vạch xuất hiện ở trên các bao bì sản phẩm, trên sách, hàng hóa. Vậy mã vạch là gì? Lịch sử ra đời của mã vạch như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Khái niệm về mã vạch?

Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy ở trên bề mặt của hàng hóa, sản phẩm mà máy móc có thể đọc được. Trước kia mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng. Còn ngày nay mã vạch được in theo các mẫu của các điểm, các vòng tròn và thậm chí là ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch được đọc bởi máy đọc mã vạch hoặc được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.

Có thể hiểu mã vạch là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một loại ký hiệu gọi là ký mã vạch, đây là ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, con số và ký hiệu. Ngoài ra sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.

Tất cả mã số mã vạch sẽ được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, máy có khả năng thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đó tới máy tính hay những thiết bị cần thông tin này. Nó sẽ có một nguồn sáng kèm theo thấu kính nhằm hội tụ ánh sáng lên mã vạch và thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang rồi chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện.

Khám phá lịch sử ra đời của mã vạch

Norman Joseph Woodland và Bernard Silver là người đã có ý tưởng phát triển về mã vạch. Năm 1948 khi đang là sinh viên ở trường Đại học tổng hợp Drexel, sau khi biết được mong ước của một vị chủ tịch của công ty buôn bán đồ ăn làm sao để có thể tự động kiểm tra toàn bộ quy trình và họ đã phát triển ý tưởng này. Đó là ý tưởng sử dụng mã Morse để in những vạch rộng hay hẹp thẳng đứng. Sau này chuyển sang sử dụng dạng điểm đen của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm. Họ đã gửi tới cơ quan quả lý sáng chế Mỹ 2,612,994 ngày 20 tháng 10 năm 1949 công trình Classifying Apparatus and Method (Thiết bị và phương pháp phân loại) để lấy bằng sáng chế và được phát hành vào ngày 7 tháng 10 năm 1952.

Trong đó thiết bị đọc mã vạch đầu tiên được thiết kế và xây dựng bởi Woodland và Silver năm 1952. Bao gồm một đèn dây tóc 500 W và 1 ống chân không nhân quang từ được sản xuất bởi RCA cho các phim có âm thanh.

Tuy nhiên thiết bị này đã không được áp dụng trong thực tế bởi để có dòng điện đo được bằng các nghiệm dao động (oscilloscope) thì đèn công suất 500 W hầu như đã làm cháy giấy có mẫu mã vạch đầu tiên của họ. Do đó mà nó đã không được sản xuất đại trà.

Tới năm 1962 Woodland và Silver đã bán bằng sáng chế này cho công ty Philips và sau đó Philips lại bán nó cho RCA. Năm 1960 phát minh ra tia laser đã làm cho các thiết bị đọc mã vạch trở nên rẻ tiền hơn lúc này sự phát triển của mạch bán dẫn làm cho việc giải mã các tín hiệu thu được từ mã vạch có ý nghĩa thực tiễn hơn. Nhưng thật đáng tiếc là Silver đã chết năm 1963 khi chỉ mới 38 tuổi trước khi có bất kỳ những gì thực tiễn thu được từ sáng chế này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *