Trong bất kỳ mọi lĩnh vực hiện nay đều có những thuật ngữ riêng nhằm tránh sự hiểu lầm đồng thời giúp làm ngắn gọn và chính xác dữ liệu và thông điệp cần truyền tải. Và hiện lĩnh vực về mã số mã vạch cũng như vậy. Trong quá trình bạn sử dụng và đăng ký, quản lý mã số mã vạch sẽ thường xuyên gặp phải những thuật ngữ riêng.
Vậy nên trước khi tham gia hay đăng ký mã số mã vạch cho doanh nghiệp bạn nên tìm hiểu một số thuật ngữ dưới đây:
– Mã số: đây sẽ bao gồm một dãy chữ số được quy định nhằm mục đích phân định địa điểm, tổ chức,…
– Mã vạch: gồm một dãy các vạch kẻ song song sen kẽ cùng với những khoảng trống và để thể hiện sao cho máy đọc mã vạch có khả năng đọc được những dãy mã số mã vạch đó.
– Mã EAN: đây được bắt nguồn từ tên của một tổ chức quốc tế được thành lập vào trước tháng 2/2005. Loại mã này thường được ứng dụng dành cho các sản phẩm bán lẻ trên thị trường và nó được áp dụng chung cho toàn thế giới hiện nay
– Mã EAN 8: bao gồm một dãy chứ số có 8 số quy định cho các sản phẩm có kích thước nhỏ sẽ gồm cả mã quốc gia
– GS1: đây cũng là tên của một tổ chức quốc tế được ra đời từ năm 2005 đến nay
– Mã số quốc gia: mỗi quốc gia khi muốn hàng hóa của mình gia nhập vào thị trường quốc tế cần phải đăng ký mã số quốc gia riêng của mình và nó gồm 3 số đầu trong dãy mã số của sản phẩm và được tổ chức GS1 cấp cho.
– Mã doanh nghiệp: cũng giống như việc tham gia như mã quốc gia thì tại mỗi nước sẽ phân định cho các tổ chức hay doanh nghiệp một dãy số riêng thường từ 4 đến 6 số tiếp theo liền kề với mã quốc gia
– Mã GLN: đây là một dãy mã số địa điểm toàn cầu bao gồm 13 chữ số quy định cho mỗi quốc gia, tổ chức hay doanh nghiệp và số kiểm tra
– Mã GTIN: là mã số thương hiệu toàn cầu
Trên đây là một số thuật ngũ tiêu biểu trong lĩnh vực mã số mã vạch hiện nay. Việc sử dụng mã số mã vạch hiện nay rất quan trọng trong quá trình hội nhập toàn cầu. Nó không chỉ khẳng định vị trí của doanh nghiệp tại mỗi quốc gia mà nó còn giúp đưa các sản phẩm trong nước vươn xa ra thị trường quốc tế.