Những dòng máy chấm công phù hợp nhất cho khu sản xuất và nhà xưởng

Dòng máy chấm công phù hợp nhất để sử dụng trong khu sản xuất và nhà xưởng – Máy chấm công bằng vân tay, máy chấm công thẻ từ – thẻ giấy và MCC nhận diện khuôn mặt. Luôn sẵn hàng, máy mới 100%, cùng chế độ bảo hành chính hãng, uy tín.

Máy chấm công tốt nhất được hiểu là công cụ vô cùng hữu ích cho các công ty, doanh nghiệp, nhà xưởng. Dùng để kiểm soát cũng như sẽ thực hiện việc chấm công một cách chính xác cho cán bộ, nhân viên, công nhân trong công ty. Hiện nay chúng được xem là sự lựa chọn hàng đầu của các công ty, doanh nghiệp. Với tính năng hiện đại như vừa chấm công,  hạn chế mọi rủi ro, cũng như giảm được những phát sinh chi phí khi chấm công bằng sức người thủ công.

Đối với các công ty thuộc lĩnh vực nhà xưởng, khu sản xuất công nghiệp. Do tính chất công việc liên quan đến dầu máy, bụi bẩn dẫn đến dấu vân tay của công nhân bị mờ.Vì vậy, giải pháp chấm công hiệu quả nhất cho các nhà xưởng, khu sản xuất là máy chấm công thẻ từ.

Với máy chấm công bằng thẻ từ, đây phương pháp chấm công này đã quá quen thuộc với các nhà xưởng trong các thời gian trước đây. Máy chấm công thẻ từ với phương thức chấm công đơn giản, hiện đại. Được đánh giá vừa tiết kiệm chi phí quản lý nhân viên. Vừa mang đến năng suất, hiệu quả sử dụng cao.

Máy chấm công phù hợp cho khu sản xuất, nhà xưởng và những điều cần biết về máy chấm công

Trước khi mua máy chấm công chắc hẳn quý khách đã có tìm hiểu về thị trường. Cũng như tham khảo ý kiến từ bạn bè, đối tác, người thân. Để giúp quý khách hàng hiểu hơn về máy chấm công Fitech Việt Nam xin được sơ lược chi tiết với các nội dung cụ thể dưới đây.

1. Khái niệm của máy chấm công:

Máy chấm công là thiết bị kiểm soát thời gian đến làm việc và thời gian kết thúc giờ làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty. Máy chấm công hoạt động hoàn toàn độc lập và không hề có sự can thiệp của sức người thủ công khi máy hoạt động. Máy sẽ thay thế con người điểm danh nhân viên mỗi ngày, đúng giờ đã quy định. Chu trình lặp đi lặp lại liên tục, không ngừng nghỉ, không có sai sót.

– Với mỗi loại được bán ra khách hàng sẽ được nhà cung cấp tặng phần mềm quản lý máy chấm công. Phần mềm chấm công được lập trình sẵn, với những tính năng phân quyền. Trong đó chỉ có người thuộc quyền quản lý máy chấm công mới được sửa đổi các thông tin khi cần thiết.

2. Tác dụng của máy chấm công?

– Máy chấm công ghi nhận thời gian ra-vào của nhân viên. Tự động ghi lại thời gian làm thêm, ca làm việc, nghỉ phép …để làm cơ sở cho việc tính lương hàng tháng, tính thưởng theo quý, theo năm. Giúp cho các nhà quản lý nắm bắt, quản lý  thời gian làm việc. Cũng giảm thiểu khối lượng công việc ghi chép giấy tờ trước đây, chấm công thủ công nhiều sai sót.

– Máy chấm công giúp hình thành môi trường tự động đi làm đúng giờ về đúng giờ của nhân viên. Nhà quản lý không cần mất quá nhiều thời gian khi phải giám sát nhân viên 24/24.

3. Có những loại máy chấm công nào đang phổ biến hiện nay?

– Máy chấm công vân tay (chấm công qua việc xác minh chính vân tay của nhân viên).

– Máy chấm công thẻ từ (máy chấm công bằng thẻ từ tích hợp mã, tên, ngày sinh,, bộ phận làm việc của nhân viên).

– Máy chấm công thẻ giấy (Nhân viên được phát thẻ giấy chấm công).

– Máy chấm công nhận dạng khuôn mặt (chấm công bằng khuôn mắt của nhân viên).

4. Về nguyên lý hoạt động của máy chấm công.

– Đối với máy chấm công không có chức năng kiểm soát cửa ra vào: Chỉ gồm 1 thiết bị đọc vân tay, thẻ từ, khuôn mặt…Máy chấm công kết nối với máy tính có cài đặt phần mềm chấm công. Để kết nối và xử lý dữ liệu chấm công của nhân viên. Qúy khách hàng lưu ý với máy chấm công thẻ giấy thì phương pháp tập hợp số liệu thủ công (không có kết nối máy tính).

– Đối với máy chấm công tích hợp cùng kiểm soát ra vào: Gồm các bộ phận chính như: đầu đọc kiểm soát ra vào, hệ thống chốt cửa, hệ thống quản lý trên máy tính. Bình thường khi không hoạt động thì hệ thống chốt cửa đóng. Khi nhân viên được đăng ký một quyền truy cập là dấu vân tay hay thẻ nhớ, mật mã…. Mỗi khi ra vào khu vực được kiểm soát. Thì họ phải sử dụng quyền sử dụng máy chấm công đó như quẹt thẻ, in dấu vân tay…. Để xác minh mình có đi làm. Để làm căn cứ nhận lương cuối tháng. Thông tin từ đầu đọc chấm công kiểm soát được gửi về phần mềm quản lý trên máy tính. Phần mềm này sẽ kiểm tra tính hợp lệ của người truy cập. Khi thông tin hợp lệ sẽ gửi lệnh mở cửa đến hệ thống chốt cửa. Còn khi không hợp lệ sẽ trả thông báo về đầu đọc là truy cập không đúng…

5. Các ưu và nhược điểm của mỗi loại máy chấm công dành cho khu sản xuất hiện nay?

5.1 Máy chấm công vân tay

Ưu điểm:

– Tuyệt đối không có chấm công hộ, tuyệt đối chính xác

– Khả năng quản lý, hoạt động độc lập và tự động hoặc được kết nối với máy tính thông qua mạng

– Bộ nhớ lớn, thuận tiện để chấm công

– Nhiều loại có tích hợp với kiểm soát

– Quản lý trên phần mềm

Nhược điểm:

– Không thực sự phù hợp với các nơi có tiếp xúc hóa chất, dầu mỡ làm vân tay bị mờ,…

– Chấm công lâu hơn với việc dùng thẻ nên có thể phải lắp đặt nhiều máy chấm công nếu số lượng nhân viên đông.

5.2 Máy chấm công thẻ từ

Ưu điểm:

– Dung lượng bộ nhớ khá là lớn

– Hoạt động độc lập và có tốc độ đọc cực nhanh

– Tiện lợi, tiết kiệm khi dùng luôn thẻ làm thẻ nhân viên

– Nhiều loại tích hợp kiểm soát

– Quản lý bởi phần mềm

Nhược điểm:

– Dễ có hiện tượng chấm công hộ nếu không quản lý chặt

– Đầu tư tiền mua thẻ phát sinh chi phí khi lỗi thẻ, mất thẻ về sau

– Nhân viên có thể mất thẻ hoặc quên thẻ.

5.3 Máy chấm công thẻ giấy

Ưu điểm:

– Chi phí đầu tư thấp, sử dụng đơn giản, đặc biệt không cần đến máy tính hay phần mềm

– Hiệu quả chấm công ổn định, linh hoạt.

– Thao tác nhanh chóng, đơn giản.

Nhược điểm:

– Vẫn có thể xảy ra chấm công hộ

– Phát sinh như việc mua giấy để in

– Vẫn là một hình thức thủ công từ quản lý đến chấm công

– Thẻ giấy dễ bị ướt, rách hoặc mất nếu không bảo quản cẩn thận

5.4 Máy chấm công nhận diện khuôn mặt

Ưu điểm:

– Tuyệt đối không thể gian lận, chấm công hộ được

– Đạt tính bảo mật tuyệt đối

– Kết nối qua mạng, quản lý bằng phần mềm

– Nhiều loại tích hợp kiểm soát cửa

Nhược điểm:

– Giá thành tương đối cao so với các loại vân tay, thẻ từ

– Tốc độ chấm chậm hơn

6. Những thông số kỹ thuật cần quan tâm khi mua máy chấm công cho khu sản xuất, nhà xưởng?

– Kiểu chấm công mà bạn cần: vân tay / thẻ từ / thẻ giấy / khuôn mặt.

– Khả năng quản lý của máy chấm công: Bao nhiêu nhân viên cần chấm công. Như số lượng vân tay, bao nhiêu thẻ, bao nhiêu khuôn mặt. Dung lượng bộ nhớ dùng để ghi nhớ.

– Mật độ người sử dụng: Do thời gian chấm công luôn bị hạn chế. Chẳng hạn khoảng 15’ trước giờ bắt đầu làm việc. Thì có bao nhiều người chấm công trên 1 máy chấm công. Trung bình 1 máy chấm công vân tay chấm được 150 người với tốc độ 6s/ người. Nếu chấm bằng thẻ thì được 450 người – với tốc độ 2s/người.

– Khả năng kết nối với máy tính của máy chấm công.

–Tốc độ nhận diện vân tay, khuôn mặt hiện thường từ 0.5 – 3s.

– Nguồn gốc xuất xứ của máy chấm công. Máy chấm công xuất xứ Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc…

Lưu ý:

Để chọn mua máy chấm công tốt nhất cho nhà xưởng, dây chuyền sản xuất. Qúy khách hàng đừng quên liên hệ ngay với Fitech Việt Nam. Không chỉ có máy chấm công chính hãng được nhập khẩu từ nhà sản xuất. Chúng tôi còn có chế độ tư vấn chọn mua máy chấm công phù hợp với đặc thù công việc tốt nhất, tiết kiệm chi phí nhất. Hotline: 0908 582 968 luôn sẵn sàng phục vụ và giải đáp mọi vấn đề về máy chấm công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *