Ứng dụng công nghệ mã vạch tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay công nghệ mã số mã vạch đang ngày càng phát triển với hầu hết các lĩnh vực hiện nay đều có thể áp dụng công nghệ này. Vậy công nghệ này được đưa vào ứng dụng tại Việt Nam từ khi nào?

Vào năm 1995, khi thấy rõ được lợi ích của công nghệ mã vạch cùng với đó để đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp cần sử dụng mã vạch để có thể đưa mặt hàng của mình ra thị trường quốc tế thì bộ Khoa học và Công nghệ đã đề nghị và được cho phép cục tiêu chuẩn đo lường tham gia vào tổ chức EAN.

Tính đến thời điểm hiện tại bộ KH và Công nghệ đã ban hành ra các tiêu chuẩn (10 tiêu chuẩn) về mã số mã vạch và trên cơ sở đó đã cấp cho hơn 1500 các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau hệ thống mã số mã vạch nhằm mục đích có thể đưa hàng hóa xuất khẩu ra nhiều nước.

Về đặc điểm của mã vạch của Việt Nam

– Hệ thống có mã số đầu tiên là 893

– Mã của các doanh nghiệp sẽ được tổ chức EAN tại Việt Nam cấp

– Đối với mã mặt hàng sẽ đươc chính nhà sản xuất quy định cho sản phẩm của mình và phải luôn được đảm bảo mỗi mặt hàng mà một mã số duy nhất và không bị trùng lắp nhau.

– Con số cuối cùng sẽ được tính dựa vào những số trước đó nhằm mục đích kiểm tra dãy số trên

Hiện tại nếu doanh nghiệp của bạn muốn đăng ký cấp mã vạch sẽ có 3 địa điểm chính để bạn đăng ký đó là tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Cùng với đó hàng năm bạn phải đóng lệ phí duy trì.

Một vài điểm hạn chế

– Vẫn chưa có biện pháp để đẩy mạnh và triển khai ứng dụng mã số mã vạch trong các lĩnh vực như các ngành dịch vụ hay văn hóa xã hội

– Việc ứng dụng đôi khi còn tự phát và chưa có được sự hướng dẫn cụ thể của các cơ quan quản lý của nhà nước và đôi khi còn nhập phải những thiết bị phục vụ như máy in mã vạch hay máy đọc mã vạch chưa đủ tiêu chuẩn.

Giải pháp hiện nay

Nhằm đẩy mạnh việc phát triển của công nghệ mã vạch tại Việt nam để từ đó phát triển các nhu cầu của nền kinh tế và hội nhập khu vực thì chính phủ đã ban hành và ra quyết định về việc quản lý mã số mã vạch.

Việc quản lý sẽ được diễn ra theo một quy định chung và sẽ được giao cho Bộ KH và công nghệ chịu trách nhiệm thực hiện việc thống nhất về hoạt động của mã vạch trên phạm vi toàn quốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *