Cùng với sự phát triển của khoa học đòi hỏi chất lượng cuộc sống cũng như công việc phải đươc nâng cao vì vậy việc ra đời của công nghệ mã số mã vạch đã và đang ngày càng góp phần vào xây dựng nền kinh tế phát triển hơn.
Vậy công nghệ mã vạch có những ứng dụng như thế nào trong quản lý hàng hóa?
Hiện doanh nghiệp của bạn đang sản xuất một loại mặt hàng nào đó và muốn sản phẩm của mình có thể được sử dụng phổ biến tại các chuỗi cửa hàng hay siêu thị thì việc đầu tiên bạn cần phải làm là đăng ký một mã vạch riêng cho sản phẩm của mình để chứng minh được sản phẩm của mình rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng từ đó hiệu quả kinh doanh được nâng cao.
Vậy cụ thể đối với mã số mã vạch của hàng hóa: Đây là một dãy con số được dùng để nhận định hàng hóa, nó được áp dụng trong quá trình luôn chuyển hàng hóa từ các giai đoạn đến tay người dùng. Ngoài ra khi có mã vạch in trên bề mặt, bao bì của sản phẩm khi muốn kiểm tra giá của hàng hóa bạn chỉ cần sử dụng đầu đọc mã vạch quét để kiểm tra. Nếu với con người việc sử dụng thẻ căn cước để phân biệt thì đối với hàng hóa các mã vạch giúp phân biệt được chính xác những loại mặt hàng khác nhau.
Đặc điểm của mã vạch in trên hàng hóa:
– Đây là một dãy số duy nhất đặc trưng cho các loại hàng hóa, vùng lãnh thổ và doanh nghiệp
– Nó chỉ là đại diện cho hàng hóa đó chứ không liên quan gì đến đặc điểm của các loại mặt hàng hay là dãy số để kiểm định chất lượng. Bản thân trên mỗi mã vạch đó cũng không có giá cả của hàng hóa
Công nghệ mã vạch mang lại những lợi ích gì cho quá trình kinh doanh của bạn:
– Nó giúp đẩy mạnh quá trình quản lý
– Giảm bớt thời gian và nguồn nhân lực trong quá trình tính toán và kiểm kê hàng hóa
– Nhờ việc sử dụng mã vạch thì việc phân biệt được chính xác các loại mặt hàng và giá cả của hàng hóa từ đó tránh được tình trạng nhầm lẫn
– Góp phần trong việc kiểm tra, phát hiện được hàng giả, hàng kém chất lượng
– Nâng cao hình ảnh về thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp
Chính vì vậy việc sử dụng mã vạch trong quá trình sản xuất kinh doanh là một xu hướng trong ngành sản xuất công nghiệp, giúp cho quá trình hội nhập quốc tế ngày càng gần hơn. Vậy nên nó thực sự rất cần thiết cho những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng xuất khẩu.